Thời sự - Chính trị Nhân đạo Xây dựng hội Văn hóa - Xã hội Chính sách - Pháp luật Đấu tranh đòi công lý Gương điển hình TT Khoa học

Nội dung triển lãm gồm:

- Thảm họa da cam - nỗi đau da cam;

- Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học;

- Hoạt động của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam;

- Những tấm gương vượt khó vươn lên, những tấm lòng vì nạn nhân chất độc da cam;

- Tỉnh Gia Lai khắc phục thảm họa da cam và hoạt động của Tỉnh hội.

Bạn đang xem: Bảo tàng chứng tích chiến tranh chất độc màu da cam

Triển lãm giới thiệu với công chúng 200 hình ảnh và hơn 100 hiện vật liên quan đến cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam. Thông điệp của triển lãm “Nỗi đau da cam không của riêng ai. Hãy chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Bằng những những hình ảnh và hiện vật, triển lãm đã khắc họa, tái hiện, khẳng định bằng chứng tội ác của chiến tranh là không thể chối cãi được. Đồng thời thông qua triển lãm, người xem thấy được giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc. Triển lãm có giá trị về giáo dục truyền thống đấu tranh quật cường của Dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các Dân tộc Tây Nguyên, quê hương của Anh hùng Núp nói riêng. Triễn lãm củng giới thiệu thành quả về sự nổ lực của hệ thống chính trị trong công cuộc khăc phục hậu quả chất độc hóa học và chung tay xoa dịu nỗi đau da cam của cộng đồng xã hội và vai trò của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp trong chăm lo, giúp đỡ nạn nhân và đấu tranh đòi công lý của Nạn nhân chất độc da cam.

Quan sát không khí, thái độ người xem từ các vị lãnh đạo đến nhân dân và các bạn trẻ, khi nghe thuyết minh viên giới thiệu những hình ảnh của các nạn nhân chất độ da cam thì không ai không thể cầm nổi nước mắt về sự bi thương, đau đớn của họ. Trong một không gian tuy không rộng nhưng có hàng trăm người xem, trật tự, không ồn ào, di chuyển nhẹ nhàng, khuôn mặt đượm buồn, khóe mắt ứa lệ. Đã hết giờ mở cửa buổi sáng, sau lễ khai mạc, nhưng khu vực trưng bày hiện vật vẫn đông chật người xem, không ai muốn ra về, nhất là bà con từ các huyện vùng kháng chiến cũ của Gia Lai, hôm nay được đến xem, chứng kiến những đau thương, mất mát của chiến tranh.

Thông qua triển lãm, một thông điệp gửi tới mọi người: hãy biết trân quý lịch sử của Dân tộc, nêu cao trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh và không để chiến tranh hóa học xảy ra trên trái đất này.

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội
Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội
(QK7 Online) - Vào một ngày trung tuần thàng 10 tôi có dịp đến tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Số 28 đường Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) để lấy tư liệu viết bài có rất nhiều nội dung, nhưng nội dung khiến chúng tôi xúc động nhất là những hậu quả dai dẳng mà chiến tranh để lại đối với các thế hệ dân tộc Việt Nam ta: đó là những mảnh đời, những con người bị thương tích do hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh và đặc biệt là những nạn nhân, những mảnh đời của hậu quả chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ rải xuống trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
*

Trưng bày các chứng tích chiến tranh tại bảo tàng gồm 4 khu vực. Đây là những bằng chứng đanh thép không thể chối cãi qua các tư liệu, hình ảnh thật của các phóng viên nước ngoài tác nghiệp nói lên sự dã man cực độ của quân đội xâm lược Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam và hậu quả, nỗi đau của các thế hệ lây nhiễm chất độc da cam đối với dân tộc Việt Nam ta, đồng thời cũng khắc họa rất rõ nét sự vượt khó vươn lên trong cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Thật sự xúc động khi tham quan các hình ảnh tư liệu chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh Nhật bản Goro Nakamura là nhà nhiếp ảnh tự do. Ông sang Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1970. Xúc động trước thảm cảnh do chiến tranh gây ra, ông đã trở lại Việt Nam nhiều lần để ghi lại hậu quả của chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh. Lời giới thiệu của cô hướng dẫn viên đã làm cho chúng tôi vô cùng xúc động qua các tấm hình chụp của ông, năm 1976 với bức hình chụp 1 cánh rừng ngập mặn bị chất độc hóa học phá hủy ở Cà Mau, giữa xơ xác, mênh mông những gốc cây trụi lá của khu rừng ngập mặn là một cậu bé chừng năm, sáu tuổi đứng trong cảnh hoang tàn đó, 20 năm sau ông gặp lại cậu bé này khi đó cậu đã là một thanh niên tàn tật do nhiễm chất độc khi ở khu rừng đó trước đây và niềm xúc động đến trào dâng khi chúng tôi được xem tiếp bức ảnh thứ ba sau 40 năm nhà nhiếp ảnh này trở lại Việt Nam trong ảnh là người cha (đứa bé năm 1976 ở khu rừng Cà Mau), cùng 2 người con đều tàn tật do lây truyền chất độc da cam/dioxin của thế hệ thứ hai trong gia đình anh.
Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới cho thấy chất độc da cam /dioxin có khả năng gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể.Đặc biệt là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4. Thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có: hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; có 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3 và 2.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 4.

Xem thêm: Bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở, bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì


Ở tầng 2 của Bảo tàng trưng bày những hình ảnh, hiện vật về sự vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam với rất nhiều những hình ảnh, tư liệu xúc động của các phóng viên ảnh nước ngoài và Việt Nam phản ánh những nạn nhân chất độc da cam tàn nhưng không phế vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống trở thành những con người có ích đóng góp cho xã hội. Đặc biệt ở đây còn có hình ảnh và bức thư của nạn nhân chất độc da cam Trần Thị Hoan ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận gởi Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2009 nói với tổng thống Mỹ về vấn đề chất độc da cam và cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam là một vấn đề cấp bách mà Tổng thống Mỹ cũng nên xem xét vì vấn đề này liên quan đến tính mạng con người và tương lai của toàn thế giới trong tương lai…rất xúc động và cảnh tỉnh lương tâm mọi người trên toàn thế giới đấu tranh không để xảy ra thảm họa này.Tôi ấn tượng nhất là khu vực những nạn nhân chất độc da cam tự tay làm những đồ lưu niệm bán cho khách hàng, có nạn nhân mù chơi đàn phục vụ khách. Mọi người chúng tôi, mỗi người mua một vài món ủng hộ và lặng lẽ bỏ một ít tiền vào thùng từ thiện, tuy không lớn nhưng cũng cảm thấy thanh thản vì đã đóng góp chút ít cho hàng vạn, hàng chục vạn những nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên mọi miền trên đất nước ta đang hàng ngày, hàng giờ phải chịu đựng những nỗi đau do chiến tranh gây ra.Kết thúc bài viết này, xin trích lời của đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Cu Ba trong bút tích của đoàn khi đến thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh năm 2012: “Loài người sẽ không bao giờ quên tội ác này. Chúc nhân dân Việt Nam nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và luôn xứng đáng là tấm gương Việt Nam”.