Thưa các bạn tôi nghĩ rằng cách đọc bản vẽ xây dựng nhà là một điều khá cần thiết dù có thể bạn không làm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên việc đọc và hiểu các kí hiệu bản vẽ cũng không thừa. Các bạn có thể hiểu rõ hơn về các bản vẽ và giám sát được công trình nhà ở của mình nếu có bản vẽ.

Bạn đang xem: Ký hiệu hướng trên bản vẽ

Vậy bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình. Hoặc có thể là một vật thể cần biểu diễn. Đôi khi bản vẽ cũng chỉ thể hiện mặt bằng, mặt bên, mặt đứng, mặt cắt của một vật thể. Hay nói một cách nghệ thuật hơn thì bản vẽ là một câu truyện được người thiết kế kể bằng các kí hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Biết cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở là không có thừa, giả sử như bạn đang chuẩn bị làm nhà. Bạn đang nghi ngờ đội ngũ xây dựng, thợ xây dựng đọc bản vẽ không đúng. Bạn có thể đọc để hiểu được rằng người ta có làm đúng hay không? Hay nếu bạn đang cần thiết kế nhà ở thì việc đọc bản vẽ cũng khá quan trọng để bạn biết được rằng nhà đó thiết kế có hợp lí không?

Có rất nhiều nguyên nhân để các bạn có thể đọc bài viết này và không bị lãng phí thời gian dành cho các bạn. Để đi vào chi tiết hơn chúng tôi xin được tách ra làm 2 phần để các bạn tiện theo dõi.


Mục lục bài viết!


Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở

Tìm hiểu về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà

Bản vẽ là tập hợp các hình vẽ biểu diễn kết và cấu trúc của nhà ở, khách sạn hay nhà hàng. Ký hiệu chính là các bộ phận cấu thành lên nội dung của thiết kế.

Với tư cách kiến trúc sư hay khách hàng thì việc tìm hiểu về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà giúp ta có thể đọc thiết kế một cách dễ dàng. Nếu như đọc được bản vẽ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong việc biết được những chỗ nào là hợp lý, chưa hợp lý, đơn vị chủ thầu có thực hiện đúng theo thiết kế hay không?

Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng

Để hiểu được cách đọc bản vẽ chúng ta phải nắm bắt được phần kí hiệu trong bản vẽ xây dựng sau đó các bạn mới có thể đọc được nhé. Chính vì thế chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng nhà ở để các bạn tham khảo trước.

Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng


*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Cách đọc bản vẽ mặt cắt nhà 2 tầng

Đây là phần bản vẽ mặt cắt của nhà phố 2 tầng, các bạn có thể nhìn thấy được ở dưới cùng là kí hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch vỡ mác 100. Trên nữa sẽ là tường ngăn các phòng, cầu thang và sàn tầng 1.

Chúng ta chỉ cần quan tâm tới chiều cao của sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc là đủ rồi. Trong bản vẽ cũng thể hiện khá chi tiết các chi tiết đó, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích và ghi chú trong bản vẽ khác.

Đây là những bản vẽ cơ bản của một mẫu nhà ở để các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn thấy khó thì chúng ta hãy thư thái mà tìm hiểu hoặc các bạn cứ coi như đó là một câu truyện của các kiến trúc sư.

Chỉ có điều câu chuyện này được các kiến trúc sư thể hiện bằng các nét vẽ khô khan mà thôi. Thông thường cách thể hiện bản vẽ là sẽ đi từ tổng thể cho tới chi tiết. Tức là bao giờ cũng có mặt bằng định vị vị trí của các đồ đạc, sau đó sẽ đi vào chi tiết của các đồ khác.

Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở

Trong bài viết trước chúng tôi cũng có hướng dẫn các bạn về các bản vẽ móng cũng như hướng dẫn một phần cách đọc cơ bản. Các bạn có thể tham khảo tại:

Để hướng dẫn các bạn cách đọc bản vẽ xây dựng bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết hơn một chút có chiều sâu vào móng hơn nhé.


Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:

Mặt cắt móng băng
Chi tiết cổ móng
Mặt cắt tường móng
Mặt cắt dầm chân thang
Chi tiết móng đơn
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Tham khảo: Biệt thự 2 tầng

Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm. Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới.

Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông. Như vậy thôi phần bản vẽ mặt cắt móng chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thông số đó là được.

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng

Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Mặt cắt tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường 220 cao tới cốt không sẽ đổ giằng bê tông chống thấm.

Và thông thường xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn. Giằng cốt không ngoài tác dụng chống thấm ra thì không còn tác dụng gì khác nhé các bạn cho nên các bạn đừng lãng phí nhiều tiền vào phần đó làm gì.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang:

Đây là phần đế của thang sau khi bạn làm móng xong thì chúng ta bắt đầu làm thang nhé.

Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 trên 2 dưới và đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn

Chi tiết móng đơn cũng không quá khó, thể hiện rất rõ ràng chiều rộng, chiều dài của móng, số lượng sắt cột là 4 thanh phi 18, đáy được đan bằng sắt phi 12 khoảng cách mỗi thanh là 17cm. Trong phần chi tiết dưới thì có thể hiện vị trí dầm liên kết vào móng nữa nhé.

Đấy các bạn thấy không, bản vẽ kĩ thuật cũng không quá khó, nếu chúng ta hiểu được các kí hiệu toán học, kí hiệu bản vẽ kĩ thuật thì đối với bất kì ai cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở không phải là quá khó đúng không? Các bạn có thể tải hình ảnh về và đối chiếu với những lời giải thích của tôi trong bản vẽ các bạn sẽ minh bạch ra được rất nhiều thứ.

Bài viết này được viết với mục đích hướng dẫn cách bạn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở. Chúng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn được phần nào trong công cuộc xây dựng nhà ở cho gia đình mình.

Nếu các bạn đã hiểu được nguyên lí thể hiện bản vẽ thì tôi nói rằng nó không chỉ giúp cho bạn xây nhà mà sau này có thể còn có thể giúp cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống. Với ai mà xây dựng nhà xong cũng có thể đọc và thành thạo được bản vẽ cả thôi, đấy là điều mà tôi thấy như thế.

Bài viết hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà ở có thể còn sơ sài, rất mong các bạn đóng góp để tôi hoàn thiện tốt hơn. Các bạn có thắc mắc gì có thể để lại bình luận ở cuối bài viết này nhé.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà ở, phần kiến trúc


Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở

Đây là video mà tôi hướng dẫn các bạn cùng xem nhé, phần kết cấu và cấu tạo của kết cấu và điện nước mình sẽ bổ sung cho các bạn xem sau nhé. Các bạn cần hỗ trợ gì các bạn cứ để lại bình luận Thiết kế Nhà đẹp sẽ hỗ trợ các bạn thêm.

Nếu như bạn đang có thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp trong lĩnh vực thiết kế và thi công thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh và chuyên nghiệp nhất bởi đội ngũ kiến trúc sư và tư vấn viên nhiệt tình, năng động, giàu kinh.

La bàn được biết đến là một trong những vật dụng khá hữu ích trong việc xác định phương hướng. Tuy nhiên, không ai phải khi nhìn vào la bàn cũng hiểu những ký hiệu la bàn cũng như biết cách sử dụng chúng một cách chính xác nhất. Bài viết hôm nay sẽ giải thích cho các bạn về những ký hiệu la bàn cũng như hướng dẫn cách sử dụng la bàn để đo hướng nhà nhé!

*
*


Ký hiệu la bàn thể hiện những gì?

*

Ký hiệu la bàn sẽ thể hiện các hướng được ký hiệu bằng chữ tiếng anh gồm:

Hướng Nam ký hiệu là chữ S, hướng Đông ký hiệu là chữ E, hướng Bắc kí hiệu là chữ N, hướng Tây ký hiệu là chữ W.Hướng Đông Bắc kí hiệu là NE, hướng Đông Nam kí hiệu là SE, hướng Tây Nam kí hiệu là SW, hướng Tây Bắc kí hiệu là NW.

Cấu tạo của một chiếc la bàn gồm:

Kim nam châm được đặt lên trên trụ xoay với thiết kế lá, mỏng, dẹt, nhẹ, có từ tính và có một đầu được sơn đỏ đế giúp người xem biết nhận biết hướng, thông thường phần đỏ chỉ hướng Bắc và đầu còn lại chỉ hướng Nam sẽ có màu xanh hoặc trắng.Vỏ của la bàn được làm bằng kim loại và chia theo ly giác hay độ (360 độ)Mặt kính của la bàn sẽ giúp bảo vệ phần kim nam châm có trong đó.Bên cạnh đó, chiếc la bàn cũng có các bộ phận khác nhu tay cầm, dây ngắm giúp cho những người sử dụng có thể đo các hướng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Hướng dẫn cách sử dụng la bàn dễ hiểu

*

Các bạn có thể sử dụng la bàn vào các mục đích khác nhau, tuy nhiên có 2 mục đích chính là xác định chỉ số đo của một hướng và sử dụng la bàn để xác định hướng nhà.


Thứ nhất, dùng la bàn để chỉ số độ của một hướng.

Bước 1: Các bạn cầm la bàn thăng bằng trên tay, sau đó đưa ra trước mặt.Bước 2: Đưa mũi tên chỉ hướng về hướng mà bạn muốn đo.Bước 3: Bạn vặn nắp la bàn cho chữ N nằm ngay trên đầu đỏ của kim từ tính.Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần ghi số độ hiện ra ở phần mũi tên chỉ hướng là đã hoàn thành việc đo độ rồi.

Thứ hai, sử dụng la bàn để xác định hướng nhà.

Bước 1: Các bạn đặt la bàn cố định trong lòng bàn tay, sao cho phần mũi tên trên thước hướng thẳng về phía trước.Bước 2: Các bạn xoay la bàn cho tới khi mũi kim phần đỏ trùng với hướng N ở trên la bàn – đồng nghĩa là nó đang ở hướng bắc.Bước 3: Các bạn cần chú ý cách xem một cách chính xác, đặc biệt là việc đọc phần mũi tên tương ứng xuất hiện trên la bàn nhé.

Xem thêm: Cách Đặt Password Cho Ổ Cứng Gắn Ngoài Seagate Đơn Giản, Ổ Cứng Seagate One Touch With Password 1T

La kinh và la bàn có phải là một hay không? Đâu là loại la kinh sử dụng phổ biến?

*

La kinh phong thủy hay còn được biết đến với một tên gọi phổ biến, được mọi người sử dụng hàng ngày là la bàn phong thủy. Có hai loại la kinh phổ biến mà các thầy phong thủy thường xuyên sử dụng là la kinh tiếng việt 36 tầng và 42 tầng. Trong đó loại 42 tầng được sử dụng phổ biến hơn cả. 

La kinh 42 tầng là loại la bàn có đế gỗ được khắc trên mặt đồng dày 1mm, có chất lượng tốt, độ chính xác cao. Đây cũng là dụng cụ được các thầy phong thủy tin tưởng sử dụng trong quá trình xem phong thủy. La kinh tiếng việt 42 tầng có kích thước 31cm x 31cm x 2,7cm (= a x b x h)

La kinh 42 tầng gồm 42 vòng như sau: vòng 1 là lạc thư đồ; vòng 2 trên la kinh là tiên thiên bát quái; tiếp theo là vòng 3 có tên gọi hậu thiên bát quái, vòng 4,5,6 chính là tám hướng, độ số hậu thiên và Đông Tây trạch mệnh; vòng 7,8 được xác định là tam nguyên long – thiên, địa, nhân và độ số kiêm hướng của Huyền không phi tinh; theo nghiên cứu vòng 9 là cứu tinh để ứng tứ viên cục; tiếp theo vòng 10,11 hai mươi tư sơn hướng và âm dương long; sau đó đến vòng 12 là nạp giáp; vòng 13 là kiếp sát; sau đó vòng 14 là hoàng tuyền tổng hợp; vòng 15 là trung châm nhân bàn; vòng 16 là phùng châm thiên bàn; vòng 17 là sáu mươi thấu địa long; tiếp theo vòng 18 là bát môn – hưu môn lâm hướng; 


Sau đó vòng 19,20 là tam kỷ và tứ cát; vòng 21 được xác định là 64 quẻ tiên thiên, vòng 22,23 gồm 120 phân kim và định sai thác không vong; vòng 24 chính là 72 xuyên sơn; tiếp đến vòng 25 là vòng quý nhân; sau đó vòng 26, 27 là vòng lộc và dịch mã, vòng 28 được xác định là vòng phúc đức, theo nghiên cứu, quan sát vòng 29,30 là vòng tràng sinh âm và dương; tiếp theo vòng 31,32 là phân kim địa nguyên quy tàng và quẻ quy tàng; vòng 33 được biết là 24 tiết khí; vòng 34 – 41 xác định là bát biến du niên. Vòng cuối cùng được xác định là vòng 42 – nhị thập bát tú.

*

Như vậy, bài viết hôm nay đã gửi đến cho các bạn những thông tin hữu ích về ký hiệu la bàn. Bên cạnh đó, các bạn cũng đã biết thêm về cấu tạo của một chiếc la bàn là như thế nào cũng như biết cách sử dụng la bàn với hai mục đích là đo độ và xem hướng của ngôi nhà phải không nào. Hy vọng qua bài viết hôm nay, các bạn đã hiểu hơn về chiếc vật dụng la bàn quen thuộc nhé!