Hình họa là môn học cơ bản, có vai trò quan trọng học tập và sáng tác của người họa sĩ, thiết kế. Vẽ hình họa là mô tả lại đối tượng thực khách quan mà mắt ta quan sát được bằng đường đường nét, hình mảng, khối, sáng tối, đậm nhạt, màu sắc, Kết quả quan sát được thể hiện trên mặt phẳng 2 chiều của giấy vẽ vưới sự vận dụng không gian 3 chiều ảo đem lại cho người xem thấy giống thực (giống đối tượng vẽ).

Bạn đang xem: Vẽ hình họa mỹ thuật là gì

*

Quá trình học hình họa sẽ giúp cho người học trang bị kiến thức về hội họa và các mối quan hệ như: Đường nét, hình khối, đậm nhạt và màu sắc. Học hình họa giúp người vẽ phát triển tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng và khả năng so sánh, nhận sét, phân tích đối tượng một cách tinh tế nhất, đồng thời rèn luyện thành thạo linh hoạt các kỹ năng, kỹ thuật thể hiện bài vẽ bằng cảm xúc của mình thông qua các yếu tố tạo hình trên.

Nghiên cứu hình họa được các trường Mĩ thuật đề cao trong chương trình đào tạo, từ khi thành lập trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương tại Việt nam năm 1925, môn học hình họa chiếm gần ½ quỹ thời gian học tập nghiên cứu của chương trình, đặc biết là các bài tập nghiên cứu hình họa mẫu người được nghiên cứu nhiều nhằm phục vụ cho sáng tác tranh.

ĐỐI VỚI BÀI THI HÌNH HỌA CẦN HỌC NHỮNG GÌ?

Chương trình đào tạo hình họa của các trường Đại học có cấu trúc từ bài học cơ bản (vẽ khối cơ bản, vẽ khối kết hợp với các đồ vật, thực vật…); vẽ tượng chân dung (ngũ quan, tượng cơ bản, tượng tròn…); vẽ tượng bán thân và tượng toàn thân kết hợp các bài học nghiên cứu giải phẫu tạo hình; vẽ mẫu người ở các lứa tuổi, giới tính bằng chì than, than, màu bột, sơn dầu).

Tuy nhiên thí sinh dự thi vào khối H hay khối V lại còn phụ thuộc vào quy định của bài thi từng trường, nếu bài thi là vẽ tĩnh vật thì thí sinh chỉ luyện thi khối cơ bản kết hợp, nếu bài thi vẽ tượng chân dung thí sinh phải luyện thi vẽ khối cơ bản đến tượng chân dung, nếu bài thi là vẽ mẫu người thì thí sinh phải luyện từ khối cơ bản, vẽ tượng cho đến vẽ mẫu người.

 Bài thi hình họa khối V (bài thi 1)

Một số trường bài thi hình họa yêu cầu thì sinh cần đạt về kiến thức và kỹ năng trên mẫu là khối cơ bản kết hợp đồ vật, thực vật như trường: Đại học xây dựng Hà Nội (khoa kiến trúc); Đại học Mở Hà Nội; Đại học Duy Tân Đà Nẵng; Đại học Kiến trúc Đà Nẵng…Các trường thi bài hình họa vẽ tượng chân dung như: Đại học kiến trúc Hà Nội; Đại học kiến trúc TPHCM.

Bài thi hình họa khối H (bài thi 1)

Một số trường bài thi hình họa với yêu cầu thì sinh cần đạt về kiến thức và kỹ năng trên mẫu là khối cơ bản kết hợp đồ vật, thực vật như trường: Đại học Mở Hà nội; Đại học Duy Tân Đà Nẵng Đại học Sân khấu Điện ảnh.Các trường thi vẽ mẫu tượng chân dung như: Đại học SP Nhạc Họa trung ương; Đại học Mĩ thuật TPHCM…Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thi vẽ mẫu nam bán thân (hơn nữa người).Trường Đại học Mĩ thuật Việt nam và trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp thi vẽ mẫu nam cả người. 

Các bài thi vẽ hình họa thí sinh làm bài 240 phút, riêng trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam thi 2 buổi sáng là 480 phút làm bài. Các bài thi hình họa được tính hệ số 2 (Tùy theo khối thi và trường thi có trường không nhân hệ số).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC VẼ HÌNH HỌA TỐT?

Điều đầu tiên là người học phải thật sự đam mê học vẽ cộng thêm chút năng khiếu vẽ, xác định mục đích cho mình phấn đấu vào khối ngành, trường mình đã chọn và xây dựng kế hoạch học tập, ôn luyện để đạt được những kiến thức và kỹ năng vẽ hình họa. Phải kiên trì, quyết tâm thực hiện con đường mình đã chọn, không dao động, không nản chí bởi học vẽ là quá trình sáng tạo, tìm kiếm, khám phá đối tượng có thể thành công hoặc chưa thành công chứ không nghĩ là mình thất bại, chuẩn bị được tâm thế này chính là mình đã đang chiến thắng trên con đường chinh phục ước mở đã chọn. 

Thực hiện các bước tiến hành vẽ khoa học từ quan sát, nhận xét đối tượng để nắm được đặc điểm, cấu trúc về hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt, màu sắc để thực hiện các bước vẽ. Tiến hành vẽ từ bao quát đến chi tiết như: xác định bố cục, phác hình khái quát đến chỉnh sửa hình và vẽ đậm nhạt.

Lưu ý: Nhiều bạn khi vẽ hình họa hay vẽ theo bản năng bẩm sinh, thích phần nào thì vẽ phần đó trước, vẽ xong hình bộ phận này rồi đến hình – bộ phận khác, cách làm này dẫn đến bài vẽ không hài hòa cân đối về hình và đậm nhạt và ảnh hưởng đến cách nhìn, cách vẽ sau này của người học.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến thức vẽ tranh đặc biệt là vẽ hình họa. Lớp học vẽ thầy Lê Tuyện luôn sẵn sàng tạo điều kiện để bạn thử nghiệm, khám phá tài năng của bạn về lĩnh vực nghệ thuật tạo hình này.

Mỹ thuật là gì . chúng ta hiểu biết về nghệ thuật thị giác , hiểu biết cảm nhận ngôn ngữ tạo hình cái đẹp , cần am hiểu rõ mỹ thuật được cắt nghĩa từ 2 ý : Mỹ và thuật . tức đẹp và nghệ thuật .


MỸ THUẬT LÀ GÌ ? HIỂU VÀ ĐỊNH NGHĨA NHƯ THẾ NÀO LÀ MỸ THUẬT.

I/ MỸ THUẬT LÀ GÌ ?

Từ "mỹ thuật" được hiểu cắt nghĩa : ( Đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì lý do này người ta còn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc.

+ Ngoài ra ,Mỹ thuật được hiểu là“ Nghệ thuật của cái đẹp ”.Hiểu một cách đơn giản hơn, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta còn gọi môn này là“ nghệ thuật thị giác ”.

CÁC LĨNH VỰC MỸ THUẬT:

Mỹ thuật bao gồm một số lĩnh vực về nghệ thuật thi giác như :

Đây là từ để chỉ cácnghệ thuật tạo hìnhchủ yếu là :

Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các tác phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của mỹ thuật.

Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kỹ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao.

Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi).

*

vuagiasu.edu.vn

II/ NGÔN NGỮ THẾ GIỚI HỘI HỌA MỸ THUẬT : HÌNH HỌA MỸ THUẬT.

+Nếu như ta đã hiểu về mỹ thuật là gì thì chúng ta hãy tìm hiểu về ngôn ngữ riêng của chính nó. Như đã nói trên mỹ thuật có các nghệ thuật tạo hình cơ bản chủ yếu : hội họa, kiến trúc, đồ họa, điêu khắc, và ngôn ngữ có thể nói chung 4 yếu tố ấy chính làngôn ngữ của hội họa mỹ thuật.

Ngôn ngữ hội họa mỹ thuật :Hình họa. Trong hình họa được chia làm2 dạng : cơ sở yếu tố mỹ thuật và các luật cơ bản trong mỹ thuật. Vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chúng nhé!

1/ CƠ SỞ YẾU TỐ CỦA MỸ THUẬT.

Ngôn ngữ mỹ thuật chia làm4yếu tố :

Hình khối, đường nét, màu sắc, đậm nhạt.

A/ HÌNH KHỐI

Hình là gì ?

+Là các nhà nghệ sĩ diễn lại hình ảnh sự vật, sự việc trên mặt giấy theo một mức độ từ cơ bản đến chi tiết, và để vẽ đến mức 3D trên 2D thì người họa sĩ sử dụngtả khối

*

https://vuagiasu.edu.vn/

Khối là gì ?

Là hình ảnh nổi 3 chiều của một vật thể không gian: Hình hộp, khối tròn,… trong thực tế ta có thể thấy và sờ chúng như : hộp phấn, bình nước,… và khi nhìn chúng thì ta có thể thấy được ranh giới sáng tối, phân sắc độ đậm nhạt, các nhà họa sĩ lợi dụng điều này để tả chúng trên tác phẩm của mình.

*

https://vuagiasu.edu.vn/

B/ MÀU SẮC

Màu là gì ?

Trong môn vật lý chúng ta dùng thị giác để nhìn các loại màu sắc, trong môn hóa học, chúng ta chế tạo ra chúng, thì, trong mỹ thuật, sử dụng cả hai môn để vận dụng chúng trên bức tranh.

Màu có hai hệ : nóng và lạnh. Các nhà họa sĩ vận dụng 2 hệ và kết hợp với 3 yếu tố còn lại để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh.

Sắc là gì ?

Độ đậm nhạt của màu khi pha chúng với màu trắng hoặc đen.

*

+Màu gốc, màu bổ túc, màu nhị hợp.

+Màu tương phản, màu, nóng, màu lạnh.

+Độ đậm nhạt của màu sắc.

C/ ĐƯỜNG NÉT

Nói nôm na dễ hiểu là, trongmôn hình họcthì được tạo bởi các điểm nối liên tiếp là cácchấm. Trongmôn mỹ thuật thỉ được tạo ra từ cácgiới hạncác hình, các mảng, hoa văn,… bởi các nhà nghệ sĩ.Và trongthực tế, nókhông phải là nét, mà làmảng hay khối.

*

Có giá trị biểu cảm, nó như một phần quan trọng trong hầu hết các tác phẩm mỹ thuật trừ những một số tranh có những mảng màu mơ hồ, không rõ.

Đường nétnhư những nốt nhạc, họa sĩ như người soạn nhạc, bức tranh như một bản nhạc, tùy theo người họa sĩ muốn biến tấu một “ bản nhạc ” của mình như thế nào mà sử dụng những đường nét dài, ngắn, thẳng, cong, đậm, nhạt, rộng, hẹp,… để tạo ra những sự phong phú vi diệu cho tác phẩm của mình.

“ Nhớ rằng, các “ nốt nhạc ” đơn giản cũng có thể tạo nên sự phong phú tuyệt đẹp cho một “ bản nhạc ”, và điều quyết định “ bản nhạc ” ấy có thể nên tuyệt đẹp hay không đều phụ thuộc vào người sáng tác ! ”

D/ ĐẬM NHẠT

Đậm, nhạtlà mức độ đen, trắng.

Sắc độlà mức độ sáng, tối.

*

https://vuagiasu.edu.vn/

2/ NHỮNG QUY LUẬT TRONG MỸ THUẬT.

Có 4 luật cơ bản trong mỹ thuật : cấu trúc, bố cục, xa gần, giải phẫu.

A/ CẤU TRÚC

Là cơ sở cấu tạo, tổ chức, sắp xếp trong mỗi vật thể, cơ thể hay hệ thống nào đó.

Các loại cấu trúc đặc trưng : địa hình, thực vật, động vật, kiến trúc.

B/ BỐ CỤC

Là sự sắp xếp, phân bố, tổ chức các bộ phận, chi tiết trong một tổng thể hay hệ thống , nhằm mục đích ổn định, cân đối toàn cục đồng thời làm nổi bật yếu tố chính hay ý tưởng cơ bản.

*

https://vuagiasu.edu.vn/

C/ XA GẦN

Là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập hợp các phương pháp biểu biện không gian lên mặt phẳng với các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc,… nhằm giải thích, trình bày diễn biến của sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật thị giác.

Xem thêm: Hình vẽ thủy thủ mặt trăng chậm, dễ hiểu, từng bước, cách vẽ thủy thủ mặt trăng

*

https://vuagiasu.edu.vn/

D/ GIẢI PHẪU ( vẽ hình họa người, giải phẩu cơ thể )

Là hiểu rõ cấu trúc sự vật, hình thể sẽ giúp họa sĩ dựng được một bài hình họa đúng về tỉ lệ cũng như lột tả được chi tiết khối và diện của nó.

*