Trong bài học này, chúng ta sẻ học cách viết hàm cung và cầu ở một thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán. Nếu chính phủ có đánh thuế lên nhà sản xuất thì giá của người mua phải trả là bao nhiêu, giá của nhà sản xuất nhận được? Minh họa bằng hình vẻ trên trục tọa độ X, Y.

Bạn đang xem: Cách vẽ đồ thị cung cầu

Bài tập 2:

THỊ TRƯỜNG CÓ NHIỀU NGƯỜI MUA VÀ NHIỀU NGƯỜI BÁN

Thị trường sản phẩm X có 1000 người mua giống nhau; hàm số cầu mỗi người mua là:


P = -400*Qd+100. Thị trường có 20 người bán và hàm cung giống nhau: P =10*Qs+10a) Anh/chị hãy xác định hàm cung và hàm cầu thị trườngb) Mức giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?c) Anh/chị hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.d) Nếu những người bán cấu kết nhau tăng giá bán thì doanh thu của họ sẽ tăng hay giảm?e) Nếu chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng đối với ngành sản xuất này với thuế suất là 20%, thì sản lượng cân bằng mới, giá người mua phải trả (giá cầu) và giá người bán nhận được sau khi đã nộp thuế (giá cung) là bao nhiêu?

Bài Giãi

Trước hết ta vẻ đồ thị đường cung và cầu như trong bài tập 1.


a) Anh/chị hãy xác định hàm cung và hàm cầu thị trường.

Từ hàm cầu: P = – 400*Qd+100– Thị trường sản phẩm người mua giống nhau nên giá (P) không đổi. Vì hàm cầu của người mua là:P= – 400*Qd+100 => P= -400*Qd/1000+100 =>


Tham khảo thêm Vẽ Tranh Phong Cảnh | Day and Night | Acrylic painting

Hàm cầu của thị trường là:

P = -0,4*Qd+100Hay:Qd= – 2,5P + 250(1)

– Thị trường có 20 người bán giống nhau nên giá (P) không đổi, Vì hàm cung của người bán là:P = 10*Qs+10 => Hàm cung của thị trường là: P = 10/20*Qs+ 10P = 0,5*Qs+ 10 Hay:


Qs= 2P – 20
(2)


b) Mức giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

-2,5P + 250 = 2P – 20 => 4,5P = 270 => P = 60Thế P = 60 vào (2) hoặc (2) ta có: Q = 100 Vẻ đường cầu: Qd= -2,5P + 250Qd = 0 => P = 100; P = 0 => Qd = 250 Vẻ đường cung: Qs= 2P – 20Qs = 0 => P = 10; P = 0 => Qs = -20


c) Anh/chị hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.

Ed = a*P/Q = -2,5*60/100 = -1,5


|Ed| = 1,5 > 1 Cầu co giãn nhiều

*
H1

d) Nếu những người bán cấu kết nhau tăng giá bán thì doanh thu của họ sẽ tăng hay giảm?

Vì |ED| > 1 cầu co giãn nhiều so với giá nếu những người bán cấu kết lại để tăng giá bán thì doanh thu của họ sẽ giảm.


Ví dụ minh họa:


Ta có: Tại điểm cân bằng, Tổng doanh thu của 100 sản phẩm là:

TR = P*Q = 100*60 = 6000 đơn vị tiền

* Nếu những người bán kết cấu với nhau nâng giá, chẳng hạn từ 60 lên 65 (P’ = 65) thì lượng sản phẩm mà người mua sẻ mua là:

Q’ = -2,5P + 250 = -2,5*65 + 250 = 87,5 đơn vị sp

Doanh thu lúc này là:


Tham khảo thêm Giáo án môn sinh 11

TR’ = P’*Q’ = 65*87,5 = 5687,5 đơn vị tiền

TR’ Không nên tăng giá bán.


e) Nếu chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng đối với ngành sản xuất này với thuế suất là 20%, thì sản lượng cân bằng mới, giá người mua phải trả (giá cầu) và giá người bán nhận được sau khi đã nộp thuế (giá cung) là bao nhiêu?

Từ (2) t có: P = 0,5Qs + 10

– Thuế suất 20% cho nhà sản xuất =>

P’ = P*(1+20%) = 0,5*(1+20%)Qs + 10*(1+20%) = 0,6Q + 12 (3)

Hay: P’ = 0,6Q + 12

Thị trường cân bằng bây giờ là:

P = 0,6Q + 12(hàm cung mới, khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất)

P = -0,4Q +100 (hàm cầu vẫn như cũ)

Đồ thị hàm cung và cầu khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất:

Vẻ hàm cung: P = 0,6Q + 12

P = 0 => Q = -20

Q = 0 => P = 12

Nối 2 điểm P = 12 và Q = – 20 ta có đường cung:P = 0,6Q + 12


*

Tại điểm cân bằng mới: P = 64,8; Q = 88

– Giá người mua phải trả: P = 64,8 đvt/đvsp

– Giá người bán nhận được: P’ = P*(1+20%)

Hay: 64,8 = 1,2P => P = 64,8/1,2 = 54


Video liên quan


Rate this post
Share :

Điều hướng bài viết


Previous: Hướng dẫn đăng ký Office 365 Edu A1 cho trường học – Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật
Next: Top 19 ảnh eo thon chụp gương che mặt mới nhất 2022

Tin hay nên xem


Lời bài hát Lời ru âu lạc
alpnames.com thông tin truy cập
Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân)

Tin Hay


Search for:

Bài viết mới


THA BET THIENHABET KUBET nhà cái uy tín w88 8us

567Live https://topapplive.com/ https://chichlive.info/ Tần suất loto Tần suất loto


Vĩnh Long Online


*

CDSP Vĩnh Long – Cổng thông tin điện tử Vĩnh Long, blog chia sẻ thông tin kiến thức hữu ích về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Nội dung được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu bạn đọc áp dụng mà chưa tìm hiểu rõ.

Mô hình Cung cầu là mô hình thường xuyên gặp trong các phân tích kinh tế học. Người ta dùng Mô hình cung cầu để tính toán sản lượng và giá cân bằng cho cả nền kinh tế lẫn cho một ngành hàng, Mô hình cung cầu vốn, mô hình cung cầu tiền,…

Tham khảo bài phân tích cung cầu ngành cao su để có cái nhìn thực tế trước khi đọc về lý thuyết: phan tich nganh cao su

Mô hình cung cầu nếu chỉ nghiên cứu sơ sơ thì dễ nhưng nghiên cứu sâu để giúp đưa ra các phân tích, dự đoán là không dễ. Trước hết cần ôn lại một số khiái niệm:

Một phương trình y= ax + b thì bao gồm:

– Các biến nội sinh (biến phụ thuộc): là các biến mà giá trị của nó phụ thuộc vào các biến số khác có trong mô hình. Trong công thức thì y là biến nội sinh.

– Các biến ngoại sinh (biến độc lập): là các biến mà giá trị của nó không phụ thuộc vào các giá trị các biến khác có trong mô hình. Trong công thức thì thì b là biến ngoại sinh.

– “a” là tham số thể hiện độ dốc của đường thẳng trong hàm trên. Nếu a là số dương thì là đường thẳng dốc lên, nếu a âm thì là đường thằng dốc xuống.

Ký hiệu y=f(x,y,z,..) là một hàm số có nghĩa là y phụ thuộc vào các biến số x,y,z

I.Cầu:

Cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định

Lượng cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định

Cầu và nhu cầu: Cầu là muốn và có khả năng mua còn nhu cầu là toàn bộ những cái mà người mua muốn (và chưa chắc đã có khả năng mua)

Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu:

1. Giá của hàng hóa (P): khi giá tăng thì khả năng mua giảm; cầu giảm.

2. Thu nhập của người mua (I): khi thu nhập tăng thì khả năng mua tăng, cầu tăng.

3. Giá của hàng hóa liên quan P(x,y): bao gồm 1.Hàng hóa thay thế và 2.Hàng hóa bổ sung.

4. Số lượng người mua (N): khi số lượng người mua tăng thì cầu tăng.

5.Kỳ vọng của người mua (E): khi người mua kỳ vọng là sắp tới giá sẽ tăng,… thì cầu tăng. hoặc ngược lại tùy thuộc vào kỳ vọng là gì.

6. Thị hiếu của người mua (T)

Như vậy hàm cầu sẽ là D=f(P,I,Px,y,N,E,T). Nhưng vì giá cả P là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và để dễ dàng trong tính toán người ta coi các biến khác là không đổi và vì vậy hàm cầu sẽ là D=f(P)

Vì khi giá tăng thì lượng cầu giảm mà khi giá giảm thì lượng cầu tăng nên hàm cầu sẽ là

*
 trong đó 
*
0" align="absmiddle" /> .
Hoặc để cho thuận mắt có thể ghi thày P= -a.Q + b trong đó a,b>0 

*

Trên đồ thị cho ta thấy nếu như giá một hàng hóa giảm từ P1 xuống P2 thì lượng cầu sẽ tăng lên từ Q1 tới Q2. Ví dụ như nếu như giá tivi bỗng nhiên giảm 50% thì cầu tivi sẽ tăng lên vì số người có khả năng mua với mức giá mới tăng lên.

Nếu 5 yếu tố còn lại là hằng số thì khi P thay đổi thì Q sẽ thay đổi theo các điểm di chuyển dọc đường D. Nhưng nếu một trong các yếu tố thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường cầu; cụ thể:

– Nếu như thu nhập của người dân tăng lên thì số người có khả năng mua tăng lên vì vậy với cùng một giá thì lượng cầu tăng lên:

*
Tương tự, nếu A và B có quan hệ thay thế (kiểu như Coca với Pepsi) thì nếu giá A tăng thì sẽ làm cầu B tăng. Nếu A và B có quan hệ bổ sung (như xăng với giá xe) thì giá A giảm thì làm cầu B tăng.

Nhìn đồ thị ta sẽ thấy vì độ dốc không đổi nên b1 không đổi mà chỉ thay đổi bo. Vì vậy khi các yếu tố ảnh hưởng tới cầu (trừ giá) thay đổi thì biến ngoại sinh bo thay đổi còn khi giá thay đổi thì biến nội sinh Q thay đổi.

II.Cung:

Cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Lượng cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn và có khả năng bán tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung:

1. Giá của hàng hóa (P): nếu giá tăng thì người bán càng muốn bán vì vậy mà lượng cung tăng.

2. Giá của các yếu tố đầu vào (Pi): Khi giá nguyên vật liệu tăng thì đương nhiên cung sẽ giảm.

3. Công nghệ (CN): Khi cải tiến công nghệ thì năng suất tăng và vì vậy cung tăng.

4. Số lượng người bán (N): Khi số lượng người bán tăng thì cung tăng

5.Kỳ vọng (E): Khi người bán dự đoán rằng sắp tới giá sẽ tăng thì họ sẽ sản xuất nhiều hơn ở hiện tại vì vậy cung tăng

6.Chính sách thuế (t/sp): Khi thuế tăng thì lợi nhuận giảm vì vậy cung giảm

Như vậy hàm cung sẽ là Qs = f(P,Pi,Cn,N,E,t) tuy nhiên tương tự như hàm cầu vì giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất nên hàm cung sẽ là Qs=f(P)

Đường cung là đường thẳng có độ dốc lên có công thức

*
 trong đó
*
0" align="absmiddle" /> hoặc có nơi ghi là 
*
 
trong đó 
*

Đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm từ P1 tới tới P2 thì lượng cung cũng sẽ giảm từ Q1 tới Q2.

Nhưng vì ngoài giá thì lượng cung còn phụ thuộc vào 5 yếu tố khác như chính sách thuế, kỳ vọng,… nên mỗi khi các yếu tố đó thay đổi thì sẽ làm đường cung dịch chuyển. Nếu yếu tố làm tăng cung thì sẽ dịch phải, và ngược lại.

Ví dụ khi Chính phủ giảm thuế sẽ làm tăng lợi nhuận của DN, do đó DN sẽ đẩy mạnh sản xuất vì vậy cùng một mức giá ban đầu nhưng lượng cung đã tăng lên từ Q1 tới Q2.

*

Cả hai đường cung cầu đều có đặc điểm là khi tăng thì sẽ dịch phải mà khi giảm thì dịch sang trái.

Thông minh tài chính (P11 : Hiểu về cung cầu – yêu cầu bắt buộc)

III. Cân bằng Cung cầu

Hai đường cung cầu cắt nhau ở điểm Qd=Qs tạo ra một giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng QP.

*

 ( Hệ phương trình trên là mô tả toán học của một thị trường có 1 hàng hóa)

Trong hệ trên thì D là hàm cầu (Demand) và S là hàm cung (Supply). Kết quả của hệ trên chính là giá trị của của P* và Q*

Đồ thị phía dưới cho ta thấy là cung cầu giao nhau tại điểm E1 tạo ra giá và sản lượng cân bằng nơi mà người bán cũng không sản xuất thừa mà người mua cũng có đủ hàng để mua.

*
Điểm cân bằng E sẽ dịch chuyển khi mà một trong hai đường hoặc cả hai đường dịch chuyển. Trong hình vẽ trên khi đường cung dịch chuyển phải (ví dụ như khi thuế giảm) thì điểm cân bằng sẽ dịch chuyển sang E1 nơi có sản lượng cao hơn và giá thấp hơn.

Mức độ nhạy cảm của cầu bao giờ cũng hơn cung. Ví dụ ngay khi thu nhập tăng lên chúng ta đã phát sinh ngay cầu làm đường cầu dịch phải. Nhưng khi thuế giảm thì nhà sản xuất không thể sản xuất ngay hàng hóa để mà làm đường cung dịch phải do họ cần thời gian lên kế hoạch và sản xuất. Vì vậy các chính sách vĩ mô hầu hết là đều có độ trễ.

Xem thêm: (pdf) 600 essential words for the toeic 3rd edition key answers

Trong kinh tế vĩ mô khi tính toán sản lượng của cả nền kinh tế người ta ký hiệu đường cung là AS còn đường cầu là AD. Trong kinh tế vi mô khi cần phân tích mối tương quan giữa hai hay nhiều loại hàng hóa (dạng bổ sung hoặc thay thế) thì ta sẽ có từng đấy đường cung và cầu với phương trình tương ứng. Để giải các hệ phương trình nhiều ẩn số thì ta dùng Ma trận.