Bỏ túi những cách thêu tranh chữ thập cùng nhiều mẹo hữu ích này, chị em vừa rút ngắn được thời gian thêu tranh, vừa có được thành quả là những bức tranh chữ thập không những đẹp mà còn “chuẩn từng xen-ti-mét”.

Bạn đang xem: Thêu viền tranh chữ thập cần mấy sợi chỉ


Thêu tranh chữ thập (hay còn được gọi là thêu tranh Cross Stitch) đã làm mưa làm gió trong cộng đồng chị em phụ nữ từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Thêu tranh chữ thập tưởng chừng đơn giản và chỉ là sở thích để “giết thời gian” lại đòi hỏi không những sự tỉ mỉ, cẩn thận mà còn cả kỹ thuật thêu khéo léo.

Rất nhiều mẫu tranh chữ thập đẹp được các chị em đua nhau "săn lùng" như tranh thêu chữ thập đồng hồ, tranh thêu chữ thập vợ chồng, tứ quý,...

Hãy “bỏ túi” ngay những cách thêu tranh chữ thập dưới đây để hoàn thành “tác phẩm nghệ thuật” của mình cực nhanh, chuẩn và cực đẹp.

Kỹ thuật thêu một chữ X

Tranh chữ thập được tạo nên bởi nhiều mũi thêu hình chữ X, và vì thế để thêu được cả bức tranh chữ thập đều và đẹp bạn cần biết được cách thêu chính xác của mũi thêu một chữ X đơn giản.

Bạn nên thêu theo trình tự từ trái sang phải, trên xuống dưới như thế này.

Bạn nên thêu theo trình tự sau: thêu bắt đầu từ ô trên bên trái rồi kéo xuống ô dưới bên phải, rồi vòng lên ô trên bên phải, cuối cùng mới là ô dưới bên trái. Lưu ý là thêu tất cả chữ X trên tranh theo trình tự như trên, theo cùng một cách thì các mũi thêu sẽ đều nhau, cực chuẩn và đẹp.

Kỹ thuật thêu nhiều chữ X

Trên tranh thêu có nhiều vị trí và mảng tranh có cùng màu chỉ với nhau, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách thêu nhiều chữ X cùng màu một lúc, từ hàng này sang hàng khác thay vì thêu từng chữ X đơn lẻ.


Bạn áp dụng kỹ thuật thêu 1 chữ X bắt đầu bằng cách thêu từ ô trên bên trái xuống ô dưới bên phải (thêu hình dấu huyền), lặp lại như thế đến hết hàng chữ X cùng màu, rồi sau đó quay ngược lại từ ô trên bên phải xuống ô dưới bên trái (thêu hình dấu sắc). Nếu có 1 đến 2 màu sắc trong cùng một hàng, chị em chỉ cần bỏ qua ô vuông khác màu rồi thêu sau.

Kỹ thuật thêu mũi viền

Thêu mũi viền hay còn được gọi là Back Stitch là cách thêu tạo được thêm độ sắc nét cho mỗi mũi thêu trên tranh. Để thêu được mũi viền, ban đầu bạn thêu mũi đột như khâu quần áo bình thường, sau đó đi mũi viền từng ô một sao cho đường chỉ được sát với mặt vải.

Thêu mũi viền hay còn được gọi là Back Stitch là cách thêu tạo được thêm độ sắc nét cho mỗi mũi thêu trên tranh.

Đối với các đường cong uốn lượn, chị em có thể thêu bằng cách kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1 đến 3 ô, còn mũi thêu sẽ nhìn đẹp hơn và sắc sảo hơn so với thêu mũi X đầy đủ.

Kỹ thuật thêu mũi con bọ (thêu nút Pháp)

Đây là kỹ thuật thêu cần thiết khi bạn có ý định thêu phần nhụy hoa, mắt động vật hoặc những bộ phận hoặc phần cần thêu mũi nhỏ, hình tròn đậm để làm nổi bật lên.

Kỹ thuật thêu nút Pháp được sử dụng khi bạn muốn thêu nhụy hoa, hay mắt động vật.

Lên kim từ lỗ của 1 ô stitch, một tay bạn tỳ kim nằm ngang trên mặt vải, một tay cuốn chỉ các vòng tùy ý quanh đầu kim, tiếp theo kéo các vòng chỉ này xuống sát với tay bạn đang giữ kim rồi rút kim từ từ, khi đã tạo một gút trên sợi chỉ thì bạn đâm kim xuống mặt trái của vải và kéo từ từ để lại gút vừa tạo nằm lại trên mặt vải.

Ngoài ra còn có một số kỹ thuật thêu tranh phức tạp hơn như thêu hai mặt như một, thêu theo kỹ thuật boomerang,…

Một số mẹo cần lưu ý khi thêu tranh chữ thập

Căng khung thêu thật phẳng: Muốn các đường kim mũi chỉ trên tranh và các đường thêu chữ X đều nhau, quan trọng nhất chính là bạn phải kéo thật căng mặt vải thêu, tránh để tranh thêu nhăn hay mất nếp.

Thêu theo từng mảng to: Đây chính là lưu ý khi thêu tranh nhiều chữ X, bạn nên thêu hết một hàng dấu huyền ( \\\ ) sau đó có thể thắt nút lại rồi thêu tiếp hàng dấu sắc ( /// ) đè lên. Làm như vậy vừa nhanh mà mũi thêu cũng đều tăm tắp.

Đánh dấu bằng bút màu trước khi thêu bạn sẽ không phải “căng mắt” nhìn đi nhìn lại vào mẫu thêu.

Dùng bút chấm hoặc đánh dấu trước khi thêu: Dùng bút chuyên dụng chấm trước các mũi định thêu, với các mảng to thì kẻ vạch, sau đó chỉ việc thêu theo các chỗ đã đánh dấu sẵn. Bạn sẽ không phải “căng mắt” nhìn đi nhìn lại vào mẫu thêu, lại thêu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Không để chỉ bị xoắn: Để chỉ khỏi xoắn, lúc rút sợi chỉ ra từ con chỉ, bạn không nên rút một cục mà nên rút từng sợi chỉ ra một, cầm trên tay theo chiều chỉ thẳng đứng, sợi chỉ sẽ tự động xoay ra ngược với chiều đã bị xoắn trước đó. Cứ như vậy khi đủ số sợi chỉ rồi mới chập lại để thêu.

Để chỉ khỏi xoắn, lúc rút sợi chỉ ra từ con chỉ, bạn không nên rút một cục mànên rút từng sợi chỉ ra một.

Thêu bằng cả hai tay: Để khung thêu ngang ngực, tay phải hoạt động ở mặt dưới của tranh để chọc kim lên, tay trái hoạt động ở mặt trên của tranh để kéo kim lên và lại chọc kim xuống. Thao tác này đòi hỏi cả hai tay đều phải hoạt động, tránh một tay bị quá mỏi, thêu sẽ rút ngắn thời gian hơn.

Bỏ túi những cách thêu tranh chữ thập cùng nhiều mẹo hữu ích này, chị em vừa rút ngắn được thời gian thêu tranh, vừa có được thành quả là những bức tranh chữ thập không những đẹp mà còn “chuẩn từng xen-ti-mét”.

Việc thêu tranh chữ thập kỳ thực rất đơn giản. Chỉ cần hướng dẫn qua thì bất kể ai, người lớn, hay trẻ em đều có thể tham gia thêu tranh. Sau đây là bài viết hướng dẫn cách thêu tranh chữ thập ngắn ngọn.


6 mũi thêu tranh chữ thập có thể sử dụng

#1. Thêu Full stitch (X-stitch)

Thêu full stitch (X-stitch) là kiểu thêu nguyên mũi, tạo ra các dấu “X” liền nhau.

Đầu tiên, bạn xác định vị trí ô vuông cần thêu mũi X.Lên kim tại góc dưới bên trái ô (vị trí số 1),xuống kim tại góc trên bên phải ô (vị trí số 2),tiếp tục lên kim tại góc dưới bên phải ô (vị trí số 3),xuống kim tại góc trên bên trái ô (vị trí số 4).
*

Nói tóm lại: lên 1 – xuống 2 – lên 3 – xuống 4. Như vậy, bạn vừa hoàn thành xong mũi thêu chữ X.

Tuy nhiên, cách thêu này chỉ áp dụng khi thêu chữ X đơn lẻ hoặc tranh thêu kích thước nhỏ. Đối với tranh khổ lớn, để tiết kiệm thời gian thêu, nên thêu theo từng hàng hoặc từng cột để hoàn thiện các mũi thêu chữ X. Các mũi để hoàn thiện chữ X nên theo cùng một hướng \ hoặc / hoặc . Ví dụ, mũi full stitch bắt đầu là mũi 1/2 hướng \ thì sau đó sẽ là mũi 1/2 hướng / hoặc ngược lại.

*
Ưu điểm của cách thêu mũi chữ X theo cách này giúp tiết kiệm thời gian, lên tranh đẹp hơn, mặt trái tranh rất gọn và đặc biệt nếu trong quá trình thêu bị nhầm màu chỉ thì việc tháo gỡ rất dễ dàng.

#2. Cách thêu half stitch (1/2 mũi)

Thêu half stitch là thêu nửa mũi, tạo ra các dấu / hoặc \

*

Nếu bạn đã biết thêu full stitch thì mũi half stitch khá đơn giản.

Lên kim từ góc trái phía dưới của ô vải nơi bạn định thêu mũi 1/2 (vị trí số 1 trên hình),xuống kim ở góc phải bên trên – vị trí đối diện vị trí bạn vừa lên kim (vị trí số 2 trên hình).Tiếp tục lặp lại thao tác này, bạn sẽ có một dãy mũi thêu 1/2 như ý muốn.

#3. Cách thêu quarter stitch (1/4 mũi)

Với mũi thêu 1/4 bạn làm như sau:

Lên kim ở góc ô vuông (ví dụ ô vuông số 1).Xuống kim đúng tâm ô vuông đó – tức một nửa đường chéo ô vuông bạn đang thêu. Đơn giản vậy thôi.

#4. Cách thêu 3/4 mũi (three-quarters stitch)

Sau khi bạn đã có mũi 1/4 như hướng dẫn phía trên.Bạn tiếp tục lên kim ở góc khác của ô vuông (chẳng hạn ô vuông số 3),xuống kim ở góc đối diện của ô vuông (chẳng hạn ô vuông số 4).

Vậy là bạn đã hoàn thành xong mũi 3/4 rồi đó.

*

#5. Cách thêu French-knot (mũi con bọ)

*

Thêu French – knot là kiểu thêu con bọ, thêu thắt nút trên vải. Kiểu thêu này hay dùng để thêu nhụy hoa nổi, mắt của động vật hay các chi tiết hình tròn cần nổi bật trên tranh.

Cách thêu mũi con bọ như sau:

Lên kim từ 1 lỗ của 1 ô stitch, một tay bạn tỳ kim nằm ngang trên mặt vải, tay còn lại cuốn chỉ quanh đầu kim (số lượng vòng cuốn là 2-3 hoặc 4 tùy thuộc vào độ to, nhỏ của mũi con bọ bạn muốn thêu).Tiếp theo, bạn kéo các vòng chỉ xuống sát tay bạn đang giữ kim và rút kim từ từ. Khi đã tạo một gút trên sợi chỉ, bạn đâm kim xuống mặt trái của vải và kéo từ từ để lại gút vừa tạo nằm lại trên mặt vải.

Lưu ý: thao tác kéo kim phải từ từ, bạn không nên kéo kim quá mạnh sẽ làm gút trên chỉ theo kim xuống mặt sau của vải

#6. Cách thêu backstitch (mũi viền)

*

Back stitch là kiểu thêu mũi viền, đi nét, giống như khâu đột. Mũi thêu viền giúp cho mẫu thêu sắc nét hơn, thể hiện sự tinh tế của hình thêu.

Thêu mũi đột giống như may quần áo ta hay gặp. Đi mũi viền từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn. Với các đường cong uốn lượn trên hình, có thể kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1, 2 hoặc 3 ô. Nếu mũi viền chéo ô thì nên thêu ô đó với mũi 3/4, như thế sẽ đẹp và nhìn sắc sảo hơn thêu nguyên mũi.

Xem thêm: Nếu chiến tranh thế giới thứ iii nổ ra, quốc gia nào an toàn nhất?

Kết luận

Hướng dẫn cách thêu tranh chữ thập nói trên khá đơn giản. Có thể áp dụng các mũi thêu trong những điều kiện khác nhau bạn sẽ tạo lên bức tranh rất đẹp.