Mục lục

Bản vẽ chi tiết lắp đặt camera là gì?
Thiết kế bản vẽ chi tiết lắp đặt camera
Tham khảo một số mẫu bản vẽ chi tiết lắp đặt camera (Autocad DWG, JPG)

Đối với các công trình xây dựng, dự án quy mô thì bản vẽ chi tiết lắp đặt camera cần được thiết kế và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xúc tiến việc thi công giải pháp camera an ninh.

Bạn đang xem: Bản vẽ thiết kế hệ thống camera quan sát

Bản vẽ chi tiết lắp đặt camera là gì?

Bản vẽ chi tiết lắp đặt camera (bản vẽ thiết kế hệ thống camera, bản vẽ thi công camera, bản vẽ lắp đặt camera) là bản vẽ thiết kế hệ thống camera quan sát, là cơ sở tính toán thiết bị và thi công camera sao cho hiệu quả nhất.

*
Bản vẽ chi tiết lắp đặt camera là gì?
Thông tin cần thể hiện trên bản vẽ thiết kế camera:Vị trí mắt camera và góc nhìn.Vị trí các thiết bị kèm theo như: đầu ghi, tủ trung tâm, server camera, tủ điện, CB nguồn, nguồn chính, vị trí đấu nối điện.Phương án đi dây (camera và dây nguồn), đường đi dây trong tủ điện hoặc ống / máng điện.

Chức năng:

Đối với đơn vị thi công: giúp đội thi công camera tính toán và bố trí nhân sự thi công phù hợp, tối ưu thời gian thi công.Đối với quản lý, giám sát: là cơ sở giúp đội giám sát camera theo dõi chất lượng dịch vụ thi công.Đối với chủ đầu tư: là cơ sở tiến hành nghiệm thu và bàn giao hệ thống camera sau khi thi công.

Trong các dự án, công trình xây dựng quy mô thì bản vẽ sơ đồ camera là một phần không thể thiếu. Bản vẽ thi công camera vừa là cơ sở để thi công, vừa là cơ sở để làm thủ tục nghiệm thu công trình mang tính pháp lý.

Bản vẽ chi tiết camera còn là cơ sở để làm bản vẽ hoàn công cho công trình, dự án thi công camera giám sát.

Bản vẽ hoặc sơ đồ lắp camera có thể là 1 phần của hợp đồng lắp đặt camera. Ngoài ra bản vẽ thiết kế hệ thống camera còn là cơ sở để tính toán các dịch vụ hậu mãi, tính toán và soạn thảo hợp đồng bảo trì sửa chữa camera về sau.

Lợi ích:

Là cơ sở tính toán vị trí đặt camera, thiết bị, đi dây, vị trí các tủ điện phụ, vị trí luồn ống điện, lấy nguồn.Làm cơ sở tính toán khối lượng: thiết bị chính, vật tư phụ.Làm cơ sở ước tính tiến độ thi công camera, phương án kéo dây, định hướng và chia nhỏ đội thi công thành từng team lắp camera sao cho hợp lý.Ước lượng các khối lượng phát sinh nếu có.Giúp khách hàng hình dung rõ ràng các vị trí camera, góc nhìn, phương án đi dây kết hợp với hệ thống điện hiện hữu của công trình.

Ngoài ra khi thiết kế bản vẽ camera chi tiết ngay từ đầu thì đội thi công và đội xây dựng dựa vào đó có thể uớc tính các nguồn lực hỗ trợ, ước tính và sắp xếp phân công công việc sao cho hợp lý nhằm tránh lãng phí nguồn lực và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra.

Bản vẽ sơ đồ camera còn làm cơ sở để tính toán phát sinh ngoài ý muốn. Trên thực tế khi thi công nếu có bản vẽ chi tiết vị trí camera sẽ tối ưu cả về nhân sự, thời gian lẫn chi phí.

Khi nào nên lập bản vẽ thi công camera?

Đối với công trình nhỏ như nhà phố đã xây dựng chúng ta có thể bỏ qua bước thiết kế bản vẽ lắp đặt camera để tiết kiệm thời gian, chi phí.

Cần bản vẽ thiết kế hệ thống camera trong các trường hợp:

Công trình chưa xây dựng, kể cả nhà phố.Công trình, dự án thi công camera cho biệt thự, khách sạn, tòa nhà văn phòng, nhà máy, cơ quan, xí nghiệp.Công trình cần nghiệm thu kỹ thuật.Công trình có tổng giá trị đầu tư lớn.Công trình có yêu cầu bản vẽ thiết kế camera của chủ đầu tư.

Hình thức thể hiện

Bản vẽ lắp đặt camera có thể được vẽ dưới dạng:

Bản vẽ thi công camera file Autocad: là dạng bản vẽ chuyên nghiệp dùng cho các công trình xây dựng (công trình có quy mô tương đối lớn, giá trị cao). Thời gian lập bản vẽ lâu, mức độ chi tiết cao, tỉ mĩ.Bản vẽ hoàn công sau khi công camera: là dạng bản vẽ chuyên nghiệp dùng để nghiệm thu công trình thực tế.Bản vẽ dạng hình ảnh JPG, BMP, PNG: là dạng bản vẽ nhanh, phù hợp các công trình lắp camera nhỏ, gia đình, văn phòng, số lượng camera ít, ít tốn chi phí thiết kế, mức độ phức tạp trung bình hoặc thấp.

Sơ đồ lắp đặt camera

Như đã nói ở phần trên, đối với các công trình nhỏ, thi công camera cho văn phòng, gia đình quy mô không quá phức tạp chúng ta có thể chỉ cần lập sơ đồ lắp đặt hệ thống camera. Điểm khác biệt giữa sơ đồ lắp camera là mức độ chi tiết ít hơn so với bản vẽ chi tiết lắp camera.

Sơ đồ lắp camera chủ yếu minh hoạ phần sơ đồ nguyên lý kết nối hệ thống camera, nguyên lý đấu nối dây, số lượng thiết bị nhưng không tập trung thể hiện rõ phần đi dây camera & nguồn trên mặt bằng thực tế như thế nào.

*
Sơ đồ nguyên lý camera có dây
*
Sơ đồ nguyên lý camera không dây

Thiết kế bản vẽ chi tiết lắp đặt camera

Dựa vào bản vẽ mặt bằng xây dựng, chúng ta tiến hành phác thảo bản vẽ thiết kế camera như sau:

Bước 1: Thể hiện vị trí gắn camera trên bản vẽ xây dựng

*
Vị trí camera trên bản vẽ kỹ thuật

Cần thể hiện chính xác các vị trí và góc nhìn camera trên bản vẽ chi tiết lắp đặt camera quan sát.

Vị trí camera (dome hoặc thân)Vị trí set up đầu ghi hình, tủ server
Góc nhìn camera về hướng nào
Ghi chú về độ cao bất thường của camera nếu có (ảnh hưởng đến phần tính toán thiết bị bên dưới).
*
Bản vẽ chi tiết camera dome bán cầu
*
Bản vẽ chi tiết camera PTZ

Bước 2: Tính toán thiết bị

Xác định tổng số lượng thiết bị và bố trí hết trên bản vẽ.Thể hiện vị trí các tủ điện phụ cho camera: tủ nguồn camera, tủ đựng switch phụ, trạm nguồn phụ, hộp box trung gian, đầu chống sét nối đất cho camera, vị trí lấy nguồn, CB, phích cắm.

Tính toán thiết bị không phải là yếu tố chính để lên bản vẽ camera, nhưng thông qua việc tính toán thiết bị sẽ lên được khối lượng tổng thể của công trình thi công camera. Đối với người ít kinh nghiệm hoặc các công trình có cấu trúc phức tạp thì tính toán thiết bị gúp hạn chế được các thiết xót khi triển khai thi công camera trong thực tế...

Bước 3: Thiết kế phương án đi dây, thể hiện lên bản vẽ kỹ thuật camera

Nhiều gia đình hoặc chủ đầu tư xem nhẹ phương án đi dây, hoặc không nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn giải pháp camera.

Thông thường chủ nhà hay giao phó trách nhiệm đi dây camera cho thợ điện!!! Điều này khiến cho việc set up camera về sau có một số tình huống ngoài ý muốn, hoặc thậm chí phải lắp các dòng camera đời cũ (vì đi dây sai).

Phương án đi dây khá quan trọng vì có ảnh hưởng đến chi phí và tính năng kỹ thuật của hệ thống camera
Để có phương án đi dây tốt nhất, cần có bản vẽ thiết kế mặt bằng xây dựng của công trình hoặc kết hợp với khảo sát công trình thực tế.
*
Bản vẽ sơ đồ đi dây camera
Phương án đi dây camera sai lầm có thể dẫn đến một số rủi ro ngoài ý muốn:Hệ thống camera không hoạt động được.Phát sinh chi phí kéo dây lại.Không kết nối được hệ thống (thiếu dây, thiếu nguồn, nhiễu tín hiệu, vị trí lấy nguồn không phù hợp).Phát sinh vật tư: nẹp điện, ống điện, ống máng cáp, dây cáp tín hiệu, dây nguồn, nguồn camera.Ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình.Làm đội giá thành toàn hệ camera.

Trên thực tế để việc xác định phương án đi dây tối ưu cần những đơn vị triển khai camera có kinh nghiệm thi công công trình, đặc biệt đối với các công trình chưa hình thành (mới chỉ có bản vẽ xây dựng), công trình ở giai đoạn đang xây dựng.

Phương án đi dây camera được xem là 1 phần quan trọng của phương án thi công camera, cần được thể hiện rõ trên bản vẽ chi tiết lắp đặt camera.

Tham khảo một số mẫu bản vẽ chi tiết lắp đặt camera (Autocad DWG, JPG)

*
Bản vẽ chi tiết lắp đặt camera analog
*
Bản vẽ chi tiết lắp đặt camera ip
*
Bản vẽ nguyên lý hệ thống camera

Download bản vẽ lắp đặt camera Auto
CAD

Download Mẫu bản vẽ chi tiết lắp đặt camera file Autocad (.dwg) (link Google Drive)

Thuyết minh kỹ thuật lắp đặt camera

Download Mẫu thuyết minh kỹ thuật công trình thi công camera (.docx) (link Google Drive)

Ký hiệu camera trong Auto
CAD

Ký hiệu camera trong Auto
CAD
bao gồm các ký hiệu dùng để vẽ hệ thống camera trên phần mềm Auto
CAD, bao gồm các ký hiệu:

Bullet Camera Symbol
Dome / PTZ Camera Symbol
Network Video Recorder (NVR) Symbol
Remote laptop / PC Work
Station, Monitor Symbol for CCTV System Installation
Router, Wifi modem symbol
*
Tổng hợp mẫu ký hiệu camera trong Auto
CAD Download Mẫu ký hiệu camera trong Auto
CAD (link Google Drive)

Lời kết

Trên đây là nội dung chia sẽ về thiết kế bản vẽ chi tiết lắp đặt camera quan sát. Cám ơn sự quan tâm chú ý của khách hàng. Thân mến.

Việc lắp đặt camera giám sát để giám sát mọi hoạt động mình cần kiểm soát điều rất cần thiết. Với những nơi tập trung đông dân cư, mật độ các cơ quan, nhà máy xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân rất nhiều, hoạt đông kiểm tra giám sát bằng camera ở những nơi này là rất cần thiết để quản lý công việc, lao động, nhân viên cũng như phòng chống trộm cắp. Việc thi công sẽ trở nên thuận tiện hơn khi có bản vẽ lắp đặt camera chi tiết. Đây là một bước quan trọng nhất khi lên kế hoạch lắp đặt.


- Cửa chính: lưu ý khi lắp tránh ngược hướng ánh sáng, nếu bạn có thể đặt thẳng ra ngoài cửa thì sẽ tốt hơn. Vì khi trong nhà nhìn ra ngoài camera sẽ không nhìn thấy gì vào ban ngày.
- Cửa sau: Bạn nên dùng camera ốp trần để nhìn bao quát hơn vì thông thường sân sau không được rộng. Trường hợp nếu bạn có sân rộng phía sau thì dùng camera thân.
- Cầu thang: Quan sát khu vực cầu thang cũng là nơi cần được chú trọng, vì cầu thang là nơi chuyển giao giữa các tầng trong nhà. Các bạn có thể đề phòng quan sát được kẻ gian khi chúng đột nhập vào nhà chúng ta.
- Sân vườn: Nên đặt camera quan sát bao gồm sân vườn của nhà và các cửa ra vào như cửa hông, cửa sổ.
- Hành lang ban công: Dùng camera thân hồng ngoại, nhìn bao quát từ trên cao xuống tất cả các ban công của bạn. Có thể tiết kiệm được chi phí và tạo được vùng quan sát bao quát nhất.
- Bãi đỗ xe: lắp camera giám sát tại bãi đỗ xe sẽ mang lại cho chủ đầu tư sự quản lý toàn diện và chuyên nghiệp từ việc thu phí đỗ xe, hạn chế mất cắp xe trong bãi, hướng dẫn đỗ xe tự động và nhanh chóng, giải quyết việc ùn tắc trong bãi đỗ xe....

Căn cứ vào bản vẽ chi tiết lắp đặt camera, người ta có thể hình dung, dự tính khối lượng công việc và vật tư cần thiết để tổ chức lắp đặt thi công theo đúng thiết kế.


*

Quy trình lắp đặt camera của Kim Việt Phát

Bước 1: Khảo sát tình hình tại nơi lắp đặt camera

– Khảo sát hệ thống mạng để lắp đặt camera– Khảo sát những khu vực cần lắp đặt camera: lắp đặt cho nhà dân, siêu thị, trường mầm non, nhà xưởng….– Khảo sát môi trường hoạt động của camera để tư vấn sản phẩm cho khách hàng– Lấy thông tin từ phía khách hàng về: độ nét hình ảnh, nhu cầu sử dụng và khu vực cần lắp camera quan sát

Bước 2: Tư vấn và trao đổi thông tin về sản phẩm, phương án lắp đặt

– Từ các thông tin khách hàng vừa đưa ra ở bên trên chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp– Trao đổi với khách hàng về các phương án: vị trí đặt đầu thu trung tâm, thi công lắp đặt, vị trí lắp đặt camera– Xác nhận lại toàn bộ thông tin vừa trao đổi với khách hàng để tiến hành thực hiện

Bước 3: Nhân viên của chúng tôi sẽ đến tiến hành lắp đặt camera cho quý khách hàng

Bước 4: Cài đặt xem camera trên những thiết bị, hướng dẫn sử dụng và bàn giao lại toàn bộ thiết bị cho quý khách hàng.

*
*

Hình ảnh lắp đặt camera trên cột điện cao

BẢNG GIÁ LẮP ĐẶT CÁC HÃNG CAMERA

*

Dịch vụ bảo hành tại Kim Việt Phát

• Thời gian bảo hành là 24 tháng, và trong thời gian bảo hành thiết bị hỏng do lỗi nhà sản xuất sẽ được thay thế linh kiện mới.

Xem thêm: Sữa chống nắng make p:rem uv defense me, make p:rem uv defense me

• Trên tất cả các sản phẩm chúng tôi cung cấp đều có tem thiếc bảo hành chính hãng

• Với uy tín được đặt lên hàng đầu, cùng đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm chúng tôi cam kết làm hài lòng 100% khách hàng mua hàng.