Nếu biết đâu là vi phạm bản quyền, hẳn chúng ta đã bảo nhau đừng nghe. Thế nên bài viết này trước hết là để làm rõ vấn đề bản quyền của sách nói và những yếu tố nào đang khiến thị trường sách nói bị xem là lỗ hổng bản quyền.


Nhắc đến sách và “đọc” sách ở thời điểm hiện tại, chúng ta không còn chỉ tập trung vào sách giấy nữa, mà phải bao gồm: sách giấy, sách điện tử và sách nói. Trong đó, sách điện tử và sách nói chủ yếu tồn tại trên không gian số - nơi những vi phạm bản quyền xảy ra thường xuyên và đặc biệt khó kiểm soát. Nhưng tại sao sách nói lại có nguy cơ trở thành lỗ hổng bản quyền hơn? Và các ứng dụng sách nói Bản quyền đang thịnh hành tại Việt Nam (như Voiz FM) đang xử lý vấn đề này như thế nào?"

Có ba lý do chính:

Thứ nhất là vì sách nói không còn ở dạng văn bản nữa khiến chúng ta khó xác định vấn đề bản quyền. Đối với sách điện tử, tuy vẫn còn rất nhiều vi phạm trên môi trường internet, nhưng ít nhất vi phạm của nó cũng khá rõ ràng với người đọc và những hành vi chia sẻ trái phép rất nhanh sẽ bị cộng đồng người đọc sách coi thường. Nhiều nhóm (group) trên Facebook đã đặt ra nguyên tắc cấm chia sẻ file sách hoặc bất kỳ hình thức xin file sách nào.

Bạn đang xem: Đọc sách trên youtube có vi phạm bản quyền không

Trong khi đó, sách nói dường như lại là một thị trường im ắng hơn. Không phải vì sách nói không phổ biến (trên thực tế nhiều video sách nói trên Youtube hiện đã đạt con số triệu view) mà vì sách nói đã qua một bước chuyển thể so với dạng văn bản thuần túy làm chúng ta bối rối khi xác định vi phạm của nó. Sách nói có được xem là sách không, hay đó là sản phẩm của người đọc? Nếu ai đó chỉ đơn giản là đọc cuốn sách họ đã mua về thì có vi phạm gì chứ?

Yếu tố thứ 2 nằm ở phong trào kiếm tiền trực tuyến, mà nổi lên gần đây là Youtube đã thu hút nhiều đối tượng tham gia vào công việc làm sách nói, bất chấp việc phải xin phép. Khi tính năng kiếm tiền bằng quảng cáo trên các kênh như Youtube không còn là bí mật gì nữa, cách thức kiếm tiền, bảng giá quảng cáo lẫn thu nhập của các Youtuber nổi tiếng cũng dần được tiết lộ đã thu ít không ít người tham gia vào cuộc đua này. Sách nói xuất hiện trên Youtube từ khá sớm, với dụng dung có sẵn và cách làm đơn giản, một người với thiết bị ghi âm đơn giản như điện thoại, microphone là đã có thể làm ra sách nói.


Lấy một trường hợp nổi bật vào năm 2017, Yeah1 Network đăng tuyển lượng lớn cộng tác viên sách nói khiến giới xuất bản hoảng hốt vì khi đó, họ vẫn chưa bán bản quyền sách nói cho bên nào. Với mức lương 3 triệu đồng/tháng và hướng dẫn làm sách nói cụ thể, nội dung tuyển dụng này đã thu hút hơn 60.000 lượt xem, hơn 3.000 lượt share và trên 3.000 lượt comment.

Cuối cùng, cái nhãn “người tốt” và “cống hiến” được gán cho những người làm sách nói tự do khiến chúng ta dễ dàng chấp nhận sản phẩm của họ hơn. Không còn là một văn bản trôi nổi trên mạng internet - thứ khiến cho những người đọc nghiêm túc phải dè chừng bởi vấn đề vi phạm bản quyền đã trở nên quá phổ biến, sách nói có một lợi thế đó là yếu tố cảm xúc. Nó không khiến chúng ta bật nút cảnh giác ngay từ đầu vì nó không đơn thuần là một “thứ gì đó” vô tri vô giác để ta có thể đánh giá một cách khách quan nữa. Yếu tố đầu tiên chúng ta tiếp xúc ở sách nói đó chính là giọng đọc, nếu ở dạng video có thể còn có người đọc xuất hiện nữa, mà theo trang Psychology Today, “âm thanh là một kênh thông tin mang lại cảm giác thân thiết vì người nghe được kết nối với người kể chuyện”. Có gì không tốt khi có một người đọc sách cho ta nghe? Việc ta được ai đó kể cho nghe bằng một giọng nói truyền cảm, tiết kiệm được thời gian đọc, và thường là không mất phí, đã tạo ra một hàng rào thiện cảm trước khi ta nghĩ đến vấn đề liệu họ có được phép làm điều này hay không.

Chính những yếu tố kể trên, từ hình thức khác biệt của sách nói, động cơ kiếm tiền trực tuyến đang trở thành xu hướng và tâm lý thiếu đề phòng nơi độc giả/thính giả, đã khiến nhiều tờ báo và những người làm xuất bản lo sợ rằng thị trường sách nói sẽ sớm, hoặc đã đang trở thành lỗ hổng bản quyền đáng lo ngại.



VẬY, SÁCH NÓI “LẬU” ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Mặc dù sách nói không được xem là “sách” đúng nghĩa - một xấp giấy in chữ hay một file văn bản, nhưng nó vẫn là sản phẩm trí tuệ với đầy đủ quyền được bảo hộ bởi pháp luật.

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (có sửa chữa,bổ sung năm 2009 và 2019), hình thức sách nói được coi là “tác phẩm phái sinh” của tác phẩm gốc, chuyển thể từ sách giấy sang giọng đọc để người dùng có thể nghe tác phẩm. Việc làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị (xem khoản 8, điều 4 và khoản 7, điều 28). Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, ngoại trừ Thư viện sách nói Hướng Dương dành cho người khiếm thị, bất kể ai muốn làm sách nói đều phải liên hệ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó, tức tác giả hoặc NXB của cuốn sách.


“Việc làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh là hành vi xâm phạm quyền tác giả.”

Khoản 7, điều 28 của Luật sở hữu trí tuệ 2005


Trong trường hợp của Yeah1 Network hồi năm 2017, Hội Xuất bản TP.HCM đã xác định trường hợp này là vi phạm về quyền tác giả và quyền sở hữu tác phẩm, và nhấn mạnh: “Mặc dù không kinh doanh nhưng họ không được quyền tự ý thu âm sách nói”.

CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?

Như vậy, chúng ta đã có thể khẳng định chắc chắn rằng dù có thu lợi nhuận hay làm vì ý tốt, việc làm sách nói buộc phải có sự cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm bản quyền. Chúng ta không chấp nhận việc vi phạm bản quyền, dù sản phẩm quả thực có ích. Tại sao không làm việc tiện ích ấy một cách hợp pháp, để nội dung sách cùng với giá trị của nó được lan tỏa trong cộng đồng theo cách tích cực hoàn toàn.


Các ấn bản sách nói của cuốn Muôn kiếp nhân sinh trên nền tảng Youtube

Thử gõ trên Youtube tên những cuốn sách nổi tiếng như “Muôn kiếp nhân sinh”, mới xuất bản không của tác giả Nguyên Phong, “Hành trình về phương Đông”, “Nhà giả kim”... sẽ thấy một loạt các kênh làm sách nói, có bản quyền lẫn không bản quyền. Dù đã có pháp luật và mức phạt rõ ràng, tuy nhiên chúng ta biết trên thực tế quá trình làm sạch sách lậu không dễ dàng. Trong khi các NXB vẫn còn đang đau đầu từ sách lậu online lẫn offline, mảng sách nói vẫn cần được những độc giả/thính giả chú ý hơn bằng cách lựa chọn nghe những kênh làm sách nói có bản quyền.

Kênh sách nói mạnh ở Việt Nam có thể kể đến ứng dụng điện thoại Voiz FM, với số lượng sách nói lớn có thể đáp ứng nhu cầu nghe đang tăng nhanh. Hiện tại, Voiz FM đã có hơn 1000 nội dung bản quyền từ sách nói, podcast cho đến cả nhạc nền. Các nội dung được cung cấp theo dạng miễn phí lẫn thu phí theo nhu cầu của nghe. Điều quan trọng đội ngũ phát triển cho thấy họ đặc biệt chú trọng tới các vấn đề bản quyền trong nội dung ứng dụng của mình qua việc ký kết và sở hữu bản quyền sách nói với tác giả và NXB. Ngoài ra, theo chia sẻ của người đại diện Voiz FM, đơn vị này hiện đang đi đầu trong việc bảo vệ bản quyền cho các tác giả và NXB thông qua việc báo cáo vi phạm. Từ tháng 07/2020 đến nay, đơn vị này đã hỗ trợ gỡ bỏ hơn 30,000 nội dung vi phạm trên các nền tảng phổ biến.

"Chúng tôi hy vọng rằng trong vòng vài năm tới, chúng tôi không còn đơn thương độc mã trong phong trào này nữa mà chính người dùng sẽ hình thành thói quen Nghe sách có bản quyền." - đại diện Voiz FM chia sẻ thêm cùng Trạm Đọc.


Voiz FM hiện đã có sẵn trên các kho ứng dụng phổ biến như: Google Play (hệ điều hành Android) và Apps store (i
OS). Để trải nghiệm ứng dụng xinngay tại:Voiz.vn/download


Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập. Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.

Xin chào, tôi vừa mua một cuốn sách tại thư viện, vì thấy nội dung sách khá hay nên có ý định đọc, sau đó ghi âm tải lên youtube của mình thì có được xem là vi phạm bản quyền về sao chép tác phẩm hay không? Nếu đây là hành vi vi phạm vậy sẽ bị xử lý phạm như thế nào? Nếu phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì nguyên tắc xác định các khoản này như thế nào?
*
Nội dung chính

Ghi âm sách tải lên youtube có vi phạm bản quyền về sao chép tác phẩm hay không?

Căn cứ Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tài sản như sau:

- Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

- Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

- Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo đó, sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản mà khi tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng có quy định:

“Điều 21. Quyền tài sản<...> 2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử. <...>”

Như vậy, việc bạn ghi âm nội dung sách rồi đăng trên youtube phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả.

Sao chép tác phẩm

Nguyên tắc xác định tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như sau:

- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng. Trường hợp không liên lạc trực tiếp được với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán.

- Nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:

+ Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

+ Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Như vậy, khi sử dụng tác phẩm của người khác việc xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:

+ Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

+ Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Mức phạt hành chính đối với hành vi này là bao nhiêu?

Nếu không được sự chấp thuận của tác giả bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Xem thêm: Cách Chỉnh Chữ Vào Giữa Ô Trong Word 2007, Cách Căn Chữ Vào Giữa Ô Trong Word

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Ngoài ra tác giả còn có thể yêu cầu người xâm phạm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trên đây là khung phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.